Tiếng Việt American

Cấu trúc giải phẫu mô mềm quanh implant

Giải phẫu cấu trúc quanh implant phụ thuộc nhiều vào vị trí implant, hệ thống implant, và thủ thuật lâm sàng được sử dụng (hình 1). Ở một vài trường hợp lâm sàng, thoạt nhìn nó rất giống với giải phẫu cấu trúc xung quanh răng tự nhiên. Mặc dù có thể tìm ra quy luật chung mô tả chính xác cấu trúc phức tạp của mô quanh implant, một điều chắc chắn: để tạo đủ khoảng sinh học quanh implant, chủ yếu dựa vào tình trạng khỏe mạnh của cấu trúc mô quanh implant. Khoảng sinh học được xác định vào tổng chiều cao biểu mô kết nối và biểu mô liên kết bên dưới. Tương tự như ở răng thật, chiều cao mô liên kết xung quanh implant là một hằng số biến thiên trong khoảng 1-1.5mm. Tương tự tình trạng ở răng thật, biểu mô kết nối xung quanh implant có chiều cao 1.5-2.0mm và bám vào bề mặt implant bằng nửa thể nối (hemidesmosomes) ở màng đáy trong (internal basal lamina).

                                                  

                                   Hình 1: hình ảnh mô học của mô cứng và mô mềm quanh implant

                                     JE ( junctional epithelium): biểu mô kết nối

                                     CT (gingival connective tissue): mô liên kết nướu

                                      AB (alveolar bone): xương ổ răng

                                     FAJ (fixture-abutment junction): đường nối abutment- implant


Sợi dây chằn nha chu bám vào lớp xi-men của chân răng, trong khi sợi mô liên kết xung quanh implant có hướng song song với bề mặt implant và/hoặc abutment (hình 2). Bởi vì mô liên kết xung quanh implant có tỉ lệ cao các sợi collagen và ít tế bào sợi hơn ở răng thật, nó gần giống mô sẹo từ quan điểm mô học. Hơn nữa, mô liên kết quanh implant chứa ít mạch máu hơn mô liên kết quanh răng thật. Nướu ở răng thật được cung cấp máu từ 3 nguồn khác nhau (nhánh trên màng xương, quanh dây chằn nha chu, và vách gian răng), trong khi đó niêm mạc quanh implant chỉ được cung cấp bởi nhánh trên màng xương và một ít từ xương; hơn nữa, không có cấu trúc giải phẫu tương tự khoảng dây chằn nha chu xung quanh implant.

                                 

Hình 2: (a) hình ảnh thiết diện cắt ngang,(b)hình ảnh thiết diện căt dọc implant và mô mềm. Chú ý những bó sợi collagen ở mô liên kết quanh implant chạy song song (a) và vuông góc (b) với bề mặt implant (Courtesy of Peter SchÜpback, Zurich,  Switzerland.)

Bởi vì sự khác nhau này, sự tiếp cận khác nhau khi chẩn đoán và điều trị niêm mạc quanh implant và nướu ở răng thật là điều rất cần. Bởi vì cấu trúc giống mô sẹo, không có các mô sợi và ít mạch máu, mô quanh implant có thể ít có sự đề kháng xâm nhập của vi khuẩn và cơ sinh học hơn ở mô quanh răng thật. Hơn nữa, mức thấp sự xâm nhập mô quanh implant có tác động tiêu cực đến sự lành thương của sự can thiệp phẫu thuật. Rất quan trọng để nhà lâm sàng xem xét những yếu tố này khi thực hiện thủ thuật nha chu tạo hình thẩm mĩ liên quan đến implant.

Một vài điểm khác nhau quan trọng hơn nên được chú ý. Sự có mặt của nướu sừng hóa dường như liên quan đến sự có các sợi collagen không đàn hồi ở lớp mô liên kết bên dưới. Bởi vì các sợi chính của khoảng dây chằn nha chu là không đàn hồi, luôn có một dải nướu sừng hóa quanh răng thật, thậm chí là có đôi khi rất ít. Mặt khác, implant có thể có niêm mạc sừng hóa hoặc niêm mạc lót.

phần sừng hóa, sự bám dính của mô quanh implant là yếu tố quan trọng khác cần xem xét. Nướu xung quanh răng thật tạo nên một phần quá trình phát triển sinh học, trong khi niêm mạc quanh implant hình thành là kết quả quá trình lành thương theo sau thủ thuật đặt implant hay phẫu thuật hai thì. những trường hợp vị trí nối giữa niêm mạc sừng hóa và niêm mạc lót  từ phần cổ đến xương ở một vài cá nhân có  chiều dài mô mềm quanh implant cao,niêm mạc quanh implant vẫn di động dù có sừng hóa (hình 3).

                             

Hình 3: so sánh với nướu quanh răng thật (a), niêm mạc quanh implant có thể được sừng hóa (b và c) hay không sừng hóa (d). Niêm mạc quanh implant có thể di động hoặc dính vào xương bên dưới dù có sừng hóa (c).